Cúp Pha Lê - Cúp Vinh Danh - Quà Tặng Pha Lê Bình Minh

Blog

Tổ chức sự kiện Trung Thu Tại Tuyên Quang

Hàng năm, cứ vào ngày rằm tháng tám âm lịch, cả nước, nhất là các em nhỏ lại náo nức được rước đèn trung thu cùng rất nhiều hoạt động khác. Tổ chức trung thu tại Tuyên Quang cũng là dịp rất tốt để cả gia đình đoàn viên.

Hãy cùng tôi tìm hiểu một số điều cần biết để tổ chức sự kiện trung thu tại Tuyên Quang cho các em thật tuyệt vời nhé!

Theo phong tục người Việt chúng ta, Tết Trung Thu được tổ chức vào giữa mùa thu, tức là hôm rằm tháng tám. Trong dịp này người ta làm cỗ cúng gia tiên và bày bánh trái ra sân cúng mặt trăng.

tổ chức sự kiện trung thu tại tuyên quang

Nhân dịp tết này, người lớn thì uống rượu, thưởng trăng, và hát trống quân; trẻ em thì rước đèn, đi xem múa lân, ca hát các bài hát Trung Thu, và vui hưởng bánh kẹo cùng các thứ trái cây do cha mẹ bày ở ngoài sân trong đêm Trung Thu dưới hình thức một mâm cỗ. Theo tục lệ, việc trẻ con thưởng thức bánh kẹo trái cây trong đêm Trung Thu này được gọi là "phá cỗ."

Nguồn gốc của Tết Trung thu tại Tuyên Quang

Chuyện xưa kể rằng vua Đường Minh Hoàng (713-741 Tây Lịch) dạo chơi vườn Ngự Uyển vào đêm rằm tháng tám âm lịch. Trong đêm Trung Thu, trăng rất tròn và trong sáng. Trời thật đẹp và không khí mát mẻ. Nhà vua đang thưởng thức cảnh đẹp thì gặp đạo sĩ La Công Viễn còn được gọi là Diệp Pháp Thiện. Đạo sĩ có phép tiên đưa nhà vua lên cung trăng. Ở đấy, cảnh trí lại càng đẹp hơn. Nhà vua hân hoan thưởng thức cảnh tiên và du dương với âm thanh ánh sáng huyền diệu cùng các nàng tiên tha thướt trong những xiêm y đủ màu xinh tươi múa hát. Trong giờ phút tuyệt vời ấy nhà vua quên cả trời gần sáng. Đạo sĩ phải nhắc, nhà vua mới ra về nhưng trong lòng vẫn bàng hoàng luyến tiếc.

Về tới hoàng cung, nhà vua còn vấn vương cảnh tiên nên đã cho chế ra Khúc Nghê Thường Vũ Y và cứ đến đêm rằm tháng tám lại ra lệnh cho dân gian tổ chức rước đèn và bày tiệc ăn mừng trong khi nhà vua cùng với Dương Quí Phi uống rượu dưới trăng ngắm đoàn cung nữ múa hát để kỷ niệm lần du nguyệt điện kỳ diệu của mình. Kể từ đó, việc tổ chức rước đèn và bày tiệc trong ngày rằm tháng tám đã trở thành phong tục của dân gian.

Đường Minh Hoàng cho xây dựng ngay “Vọng Nguyệt đài”-Đài ngắm trăng. Khi trăng giữa tháng-đêm rằm, nhà vua lên Vọng Nguyệt đài thích thú ngắm trăng, có cảm giác là ngày đêm đẹp nhất, như ngày vui, ngày hội. Thế là, nhà vua liền đặt ra Tết Trung thu khi rằm tháng 8 đến. Từ đó, Tết Trung thu trở thành tục lễ hàng năm, khi trăng tròn, tỏa sáng, là có vũ-nhạc “Khúc nghê thường” vang trong Cung đường.

Cũng có người cho rằng tục treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám âm lịch là do ở điển tích ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng. Vì ngày rằm tháng tám là ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng nên triều đình nhà Đường đã ra lệnh cho dân chúng khắp nơi trong nước treo đèn và bày tiệc ăn mừng. Từ đó, việc treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám trở thành tục lệ.

Ý nghĩa của ngày Tết Trung thu

Tết Trung Thu là một phong tục rất có ý nghĩa. Đó là ý nghĩa của săn sóc, của báo hiếu, của biết ơn, của tình thân hữu, của đoàn tụ, và của thương yêu. Cũng từ đó trăng tròn là biểu tượng của sum họp và Tết trung thu cũng được gọi là Tết đoàn viên.

Trong ngày vui này, theo phong tục người Việt, tất cả các thành viên trong gia đình đều mong muốn quây quần bên nhau cùng làm cỗ cúng gia tiên.

Khi đêm xuống, mặt đất ngập tràn ánh trăng vàng, xóm làng cùng nhau tụ họp uống nước chè xanh, ăn bánh, ngắm trăng và bày hoa quả, bánh kẹo cho trẻ em vui chơi, rước đèn, múa Lân, trông trăng, phá cỗ...

Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.

Gần như trong bất kỳ lễ trung thu nào, chúng ta cũng đều thấy có hoạt  động múa lân, hãy cùng tìm hiểu những vấn đề liên quan nhé!

Phong tục múa lân có nguồn gốc từ Trung Quốc sau đó được người dân Việt chúng ta học và truyền lại đến sau này. Hình ảnh con lân rất được nhiều người dân thờ phụng tại các văn miếu hay chùa chiền. Nó còn thể hiện cho sự may mắn, phát đạt, vinh hoa phú quý. Do đó, nhiều chương trình tổ chức múa lân - rồng vừa mang đến không khí vui nhộn cho các bé vừa đem lại những diều tốt lành trong cuộc sống.

Ý nghĩa múa lân trung thu thiếu nhi trong dịp tết trung thu

Ngày trước múa lân chỉ múa trên mặt đất nhưng ngày nay người ta tập múa lân trên những giàn sắt cao với những động tác nhảy cực kỳ ngoạn mục. Những con lân được trang trí rất đẹp và bắt mắt với những màu sắc sặc sỡ xanh, đỏ, vàng,...Múa lân không phải điều đơn giản, nó được các nghệ sĩ tập luyện rất nhiều và phải thật điêu luyện, thành thạo mới được biểu diễn trên các cột sắt cao.

Theo phong thủy múa lân có tác dụng xua đuổi tà khí, trừ tà và giảm nhẹ tai ương cho gia đình. Ngoài ra Lân -sư-rồng còn là 3 con vật đại diện cho sự giàu có và thịnh vượng. Vì thế Múa Lân- sư-rồng trong ngày tết trung thu có ý nghĩa mang lại sự may mắn.

Màu sắc trang trí cho Lân thường màu đỏ và vàng, đây là hai màu tượng trưng cho sự an khang. Múa lân tạo không khí vui tươi, háo hức đem lại những giây phút vui chơi thú vị đồng thời tạo động lực cho các em trong học tập và cuộc sống.

Đám múa lân gồm một người đội chiếc đầu lân bằng giấy hoặc vải màu và múa theo nhịp trống. Nối liền với đầu lân là một mảnh vải dài làm đuôi lân do một người càm phất theo nhịp múa của lân. Để tăng không khí và sự nhịp nhàng trong các điệu múa lân còn có thanh la, đèn màu, ông địa, trống,...Đám múa lân đi trước, trẻ con chạy tung tăng theo sau reo hò cổ vũ. Một không khí thật náo nhiệt trong tết trung thu!

Ngoài mục đích vui chơi cho các bé, tết trung thu còn là dịp để mọi người ngắm trăng rằm vì ngày này trăng tròn và đẹp nhất trong năm, trẻ con thì rước đèn ông sao, phá cỗ,.... Và không chỉ tết trung thu mới có hoạt động múa lân rồng  mà múa lân còn được tổ chức trong các dịp lễ tết khai trương, khánh thành, các lễ hội, mừng năm mới,...

Ngày nay, hội thi múa lân được tổ chức rất phổ biến trong dịp tết trung thu rằm tháng tám tại nhiều địa phương và đơn vị. Ở đó các em nhỏ sẽ được hòa mình vào không khí thực sự của đêm hội trăng rằm.

Trên đây là một số gợi ý để giúp bạn có thể tổchức trung thu cho các bé được hoàn hảo nhất nhé!

Với kinh nghiệm trên 5 năm trong lĩnh vực tổ chức sự kiện trung thu, team building và du lịch, cùng đội ngũ nhân sự đông đảo, trẻ trung, năng động và vô cùng sáng tạo, chắc chắn chúng tôi sẽ mang tới cho bạn những chương trình sáng tạo nhất.

Vậy bạn còn chần chờ gì nữa mà không gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn và có cho mình những chương trình thật tuyệt vời.

Nguồn ảnh: internet

ĐỐI TÁC TIN DÙNG